“Hợp tác đầu tư bất động sản” hay “chia nhỏ giá trị bất động sản” đã hình thành từ lâu và đang trở thành xu hướng nổi bật. Với mô hình này, quyền lựa chọn kênh đầu tư trở nên công bằng hơn cho số đông khách hàng thay vì là cuộc chơi của một bộ phận riêng biệt.
Quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) xuất hiện từ những năm 1960 và đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đầu tiên được hình thành tại Mỹ và dần phổ biến trên toàn cầu. Tuy là người học hỏi mô hình, nhưng Châu Á lại đang cho thấy sự tương thích lý tưởng với kênh đầu tư này, thể hiện ở tốc độ phát triển thần tốc các REIT tại Nhật Bản, Singapore, HongKong.. Ước tính tổng giá trị của thị trường này trên thế giới là hơn 600 tỉ USD.
Theo Báo cáo về thị trường REIT tại châu Á 2021-2022 do Cushman & Wakefield phát hành, tính đến cuối năm 2021, tại châu Á có 198 quỹ REIT với tổng giá trị thị trường là 304,1 tỷ USD. Nhật Bản là quốc gia sở hữu các REIT quy mô lớn nhất châu lục và thứ 2 toàn cầu với tổng giá trị thị trường là 147,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020.
REIT là hình thức góp vốn cho một hay nhiều dự án bất động sản, doanh nghiệp
Tại Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của quỹ REIT hay hình thức hợp tác đầu tư bất động sản được đánh giá còn khá hạn chế.
Theo Bộ Tài chính, tại Việt Nam, về cơ bản đã có căn cứ pháp lý để các quỹ REIT có thể thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế việc phát triển quỹ REIT ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với quy mô, kỳ vọng của thị trường. REIT ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là các quỹ được thành lập ở nước ngoài và tham gia đầu tư vào dự án bất động sản ở Việt Nam.
Sự ra đời của VMI SJC (CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI) do ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông chính, cũng khiến nhiều người liên tưởng đến cách thức huy động vốn của REIT.
Là mô hình có nhiều điểm tương đồng với REIT nhưng VMI JSC được cải tiến để phù hợp hơn với nhu cầu nhà đầu tư Việt, với vốn điều lệ 18.000 tỉ đồng (tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ 90% cổ phần) VMI JSC được kì vọng đem lại thay đổi tích cực cho thị trường bất động sản.
VMI JSC sẽ mua các bất động sản thấp tầng Vinhomes và chia nhỏ mỗi bất động sản thành 200 phần (được gọi là các suất đầu tư Fantasy Home). Thông qua giỏ hàng hiện tại của VMI, nhà đầu tư chỉ cần số vốn từ 38 triệu đồng là đã có thể sở hữu một suất đầu tư tại Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown hoặc từ 90 triệu đồng/suất với phân khu The Manhattan (Vinhomes Grand Park).
Nhiều sản phẩm thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 1 ghi nhận mức tăng giá từ 150% đến 200% chỉ sau hơn 3 năm mở bán
Vậy nên, thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn thì các nhà đầu tư dưới hình thức này chỉ cần bỏ một số vốn nhỏ hơn nhiều vào VMI mà vẫn có thể thu hút được một mức lợi nhuận cố định. Công ty VMI cũng gợi liên tưởng đến mô hình quỹ tín thác đầu tư bất động sản hay còn gọi là REIT (Real Estate Investment Trust) bởi vì dù không phải là REIT thì VMI cũng có một số điểm tương đồng nhất định về cách thức hoạt động.
Tại thị trường Mỹ, quốc gia khởi đầu cho loại hình quỹ tín thác đầu tư bất động sản là từ năm 1960 - đây chính là loại hình tương đối phổ biến khi mà lượng tài sản nắm giữ của họ trị giá hơn 4,5 nghìn tỷ USD, trong đó, các quỹ của REITs được niêm yết nắm giữ 67% con số này. Các REITs ở Hoa Kỳ cũng có tổng giá trị thị trường là 1,5 nghìn tỷ USD với 30 quỹ là thành viên của S&P 500 từ đó tạo ra công việc làm ăn cho 2,9 triệu người dân ở Mỹ. Và những con số nêu trên đều cho thấy được vai trò to lớn cũng như quan trọng của các quỹ tín thác đầu tư bất động sản ở thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới.